Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức có hiệu lực vào ngày 14 tháng 02 năm 2025.

Khoản 3 Điều 4 Thông tư này quy định: “Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường”. Câu hỏi đặt ra là giáo viên sẽ tham gia dạy thêm ngoài nhà trường dưới hình thức nào? Việc thu tiền học thêm và đóng thuế được thực hiện ra sao? Trong bài viết dưới đây, Hãng luật MIBI sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

1. Giáo viên không được thành lập hộ kinh doanh để dạy thêm

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019 (“Luật Viên chức 2010”), quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:

“ 1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

“ Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.”

Như vậy, mặc dù viên chức không bị hạn chế về việc thành lập hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động sản xuất theo Luật Viên chức 2010 nhưng quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT đã chỉ ra rằng giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

Hay nói cách khác thì giáo viên trường công, dù là biên chế hay hợp đồng, đều không được thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá thể để thực hiện hoạt động kinh doanh dạy thêm.

2. Hình thức tham gia dạy thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên thuộc trường công lập

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Viên chức 2010, viên chức “được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập”.

Đồng thời, khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT cũng quy định:

“Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).”

Như vậy, pháp luật Việt Nam không cấm giáo viên thuộc trường công lập ký hợp đồng với cơ sở dạy thêm và tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, miễn là giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã báo cáo với người đứng đầu nhà trường về các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy thêm ngoài trường học mà người này tham gia.

Giáo viên thuộc trường công lập có thể tham gia dạy thêm hợp pháp tại các cơ sở dạy thêm dưới các hình thức giao dịch sau: Hợp đồng lao động (“HĐLĐ”), Hợp đồng dịch vụ (“HĐDV”) và Hợp đồng hợp tác (“HĐHT”):

3. Quy định về thu tiền dạy thêm và nghĩa vụ đóng thuế của giáo viên thuộc trường công lập

Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lí tiền học thêm như sau:

“…

2. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.

3. Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.”

Như vậy, mức thu tiền học thêm ngoài trường học được thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh và cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và thuế.

Mặt khác, giáo viên tham gia dạy thêm thông qua trung tâm theo hợp đồng để nhận tiền lương thì khoản thu nhập này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Giáo viên nhận thu nhập từ hoạt động dạy thêm phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế. Cách tính thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.”

Theo đó, công thức tính thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với giáo viên là cá nhân có nơi cư trú ký hợp đồng tối thiểu 3 tháng) được quy định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học)
  • Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ dạy thêm được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần:

Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý xin vui lòng liên hệ với MIBI LAW TẠI ĐÂY để được tư vấn giải pháp toàn diện và hiệu quả. xuất khẩu xuất khẩu xuất khẩu

Mời bạn theo dõi FanpageYoutube của chúng tôi để cập nhật các thông tin pháp luật mới nhất.

Bài viết bởi Hãng luật MIBI.