Theo phương án đề xuất sắp xếp lại, tinh gọn các bộ, ngành được đưa ra vào ngày 01/12/2024 tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tối thiểu sẽ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ. Phương án này thể hiện rõ tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” đã được Tổng bí thư Tô Lâm quán triệt trước đó.
1. Phương án sáp nhập, tinh gọn các bộ, ngành
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII diễn ra vào ngày 1/12/2024, ông Lê Minh Hưng – Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã nêu ra các phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ.
Các phương án này nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, là một trong các giải pháp giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.
Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ
1.1. Sáp nhập các bộ
- Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
- Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.
- Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ
- Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.2. Kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ hoạt động
- Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan liên quan.
- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan.
- Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Uỷ ban Dân tộc, thành lập Uỷ ban Dân tộc – Tôn giáo
2. Thẩm quyền trình, duyệt phương án sắp xếp lại
2.1. Vai trò lãnh đạo, tham mưu, hoạch định đường lối
Đảng Cộng sản Việt Nam và đứng cao nhất là Đồng chí Tô Lâm sẽ có vai trò lãnh đạo, quan sát, tham mưu và hoạch định đường lối để giúp cho bộ máy nhà nước Việt Nam sẽ có hướng đi đúng đắn và phát huy tối đa sức mạnh dân tộc. Đúng theo mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị Việt Nam đó là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
2.2. Thẩm quyền trình, đề xuất phương án sắp xếp lại
Việc đề xuất các phương án trên sẽ do Chính phủ (cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) trực tiếp đề xuất trình Quốc hội.
(Căn cứ pháp lý: Điều 96 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)
2.3. Thẩm quyền thông qua phương án sắp xếp lại
Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) sẽ căn cứ vào đề xuất của Chính phủ để thông qua hoặc không thông qua phương án đề xuất của Chính phủ.
(Căn cứ pháp lý: Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)
Như vậy, bài viết đã tổng hợp về các vấn đề liên quan đến các phương án đề xuất sắp xếp lại, sáp nhập, kết thúc một số mô hình của một số bộ, ngành. Điều này sẽ tác động và ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam và giảm gánh nặng tới ngân sách nhà nước, giúp khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, lẫn lộn trách nhiệm.
Nếu cần hỗ trợ về lĩnh vực pháp lý, hoặc tư vấn các lĩnh vực khác có liên quan xin vui lòng liên hệ với MIBI LAW TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0866.155.669 để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ
Tổng hợp bởi Hãng luật MIBI.