Thực tế, khi tham gia vào các sàn thương mại điện tử, người dùng thường chỉ nhấn nút “Đồng ý” mà không đọc kỹ các điều khoản dịch vụ (“Terms of Service – TOS”) trước khi sử dụng các ứng dụng hoặc nền tảng. Điều này dẫn đến việc người dùng có thể đối mặt với những rủi ro trong quá trình sử dụng.

Trong phạm vi bài viết này, Hãng luật MIBI xin chia sẻ tới Quý khách hàng một số thông tin và lưu ý quan trọng về điều khoản dịch vụ trên sàn thương mại điện tử (“TMĐT”).

1. Điều khoản dịch vụ trên sàn thương mại điện tử là gì?

Khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng;…”.

Theo đó có thể hiểu điều khoản dịch vụ trên sàn TMĐT là những điều khoản được chủ sở hữu nền tảng (hoặc ứng dụng) công bố, đưa ra trong điều kiện giao dịch chung để áp dụng chung cho người dùng khi giao kết hợp đồng trên nền tảng đó. Ngay khi người dùng đồng ý với các điều khoản này, điều khoản dịch vụ được coi là một phần không thể tách rời của hợp đồng.

Về nội dung thể hiện, thông thường điều khoản dịch vụ bao gồm những nội dung: (i) Quyền và nghĩa vụ các bên; (ii) Quy trình giao dịch; (iii) Chính sách bảo mật thông tin; (iv) Giải quyết tranh chấp; (v) Thanh toán, hoàn trả, bảo hành;…. sàn thương mại điện tử sàn thương mại điện tử

Về hình thức thể hiện, hầu hết các nền tảng, ứng dụng TMĐT đều yêu cầu người dùng tích vào ô “Đồng ý với điều khoản dịch vụ” hoặc “Chấp nhận điều khoản sử dụng” khi tạo tài khoản hoặc sử dụng dịch vụ trước khi chính thức được phép truy cập và sử dụng nền tảng. Điều khoản dịch vụ thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rõ ràng và chính xác, có thể bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác về bản chất của các điều khoản. sàn thương mại điện tử

Như vậy, điều khoản dịch vụ là các quy định do chủ sở hữu nền tảng, ứng dụng trên sàn TMĐT công bố cho người dùng trước khi họ chính thức truy cập và sử dụng nền tảng. Những điều khoản này có vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử, không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dùng mà còn giúp nền tảng duy trì hoạt động minh bạch, hợp pháp và đảm bảo an toàn cho tất cả các bên tham gia.

2. Hiệu lực của điều khoản dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 quy định điều kiện giao dịch chung; theo đó, điều khoản dịch vụ có hiệu lực khi điều khoản dịch vụ đã được công khai để người dùng biết hoặc phải biết về điều khoản đó trước khi giao kết. Đồng thời, điều khoản dịch vụ cũng cần phải đảm bảo sự bình đẳng giữa người dùng và chủ sở hữu nền tảng, ứng dụng.

Hiệu lực của điều khoản dịch vụ được xác lập ngay sau khi người dùng đồng ý bằng cách nhấn nút “Đồng ý” hoặc “Chấp nhận” để đăng ký tài khoản, thực hiện giao dịch, hoặc khi tiếp tục sử dụng sau khi có thông báo cập nhật điều khoản. sàn thương mại điện tử sàn thương mại điện tử sàn thương mại điện tử

3. Một số rủi ro người dùng có thể gặp phải và các vấn đề thực tiễn

Người dùng không đọc kỹ điều khoản dịch vụ mà chủ sở hữu công bố, có thể gặp các rủi ro như sau:

  • Rủi ro về bảo mật thông tin cá nhân: Ví dụ, vụ việc Data breach (rò rỉ dữ liệu) tại T-Mobile năm 2021, hơn 40 triệu khách hàng đã bị xâm nhập và đánh cắp, bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ, thông tin sinh nhật và thậm chí cả số SSN (số an sinh xã hội).
  • Rủi ro liên quan đến tranh chấp và giải quyết khiếu nại: Điều khoản dịch vụ thường có một mục riêng quy định về phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, người dùng có thể không được bảo vệ quyền lợi của mình nếu trong điều khoản dịch vụ quy định về việc người dùng không được phép khởi kiện hoặc chỉ được khởi kiện tại một Tòa án nhất định nào đó. Điều này khiến người dùng gặp khó khăn trong việc đòi quyền lợi hợp pháp của mình.
  • Bị áp dụng phí bất ngờ hoặc chi phí ẩn: Trong quá trình thanh toán, người dùng có thể bất ngờ gặp phải các chi phí bổ sung mà ban đầu không được thông báo hoặc không rõ ràng như phí vận chuyển, phí thu hộ (COD), phí xử lý đơn hàng,….
  • Rủi ro về bảo đảm quyền lợi: Trường hợp người dùng mua một smartphone trên sàn Shopee, sau khi nhận hàng không đúng như mô tả, muốn hoàn trả nhưng không quay video chứng minh lỗi sản phẩm theo quy định trong điều khoản. Khi đó, người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả, thậm chí là không thể hoàn trả. sàn thương mại điện tử sàn thương mại điện tử sàn thương mại điện tử
4. Lời khuyên pháp lý 

Người dùng cần chú ý đọc kỹ, hiểu rõ các điều khoản dịch vụ trước khi tham gia sử dụng trên các sàn TMĐT. Khi nhấn “Đồng ý” hoặc “Chấp nhận”, hiệu lực điều khoản dịch vụ xác lập, người dùng đồng ý tuân thủ các quy định mà chủ sở hữu nền tảng thiết lập. Việc không tuân thủ hoặc vi phạm các quy định này có thể khiến người dùng phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Khi nhận thức được các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng các điều khoản dịch vụ của một nền tảng TMĐT, người dùng có thể cân nhắc việc có thể chấp nhận các rủi ro này hay không, nếu không chấp nhận có thể chủ động lựa chọn chuyển sang nền tảng khác để sử dụng thay thế. Điều này giúp đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi cá nhân của người dùng.

Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu, vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY để được Hãng luật MIBI đồng hành, hỗ trợ!

Bài viết bởi Hãng luật MIBI.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề Thương mại điện tử TẠI ĐÂY và đừng quên theo dõi Hãng luật MIBI tại các nền tảng: Facebook, Youtube để cập nhật các thông tin pháp luật hữu ích.