Thờ cúng ông bà, tổ tiên là một tập quán, nét đẹp văn hoá lâu đời của người dân Việt Nam. Để tiếp nối truyền thống đó, trước khi chết, một người thường muốn để lại một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng. Vậy cá nhân muốn để lại tài sản để dùng vào việc thờ cúng có được không? Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào?

Dưới đây, Hãng luật MIBI sẽ giải đáp vấn đề này cho Quý bạn đọc.

1. Quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
1.1 Di sản dùng vào việc thờ cúng xác lập khi nào?

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng.

Như vậy, một người có thể để lại tài sản dùng vào việc thờ cúng thông qua việc lập di chúc, trong đó nội dung di chúc phải thể hiện ý chí muốn dành một phần tài sản trong khối tài sản cho mục đích này.

Ngoài trường hợp người để lại di sản chủ động nêu trên, trường hợp người để lại di sản không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không có nội dung về di sản thờ cúng, pháp luật không có quy định bắt buộc phải tạo lập di sản thờ cúng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tự do, tự nguyện cạm kết, thỏa thuận quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế có thể thỏa thuận, thống nhất với nhau dành một phần di sản để thờ cúng.

1.2 Ai là người có quyền quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng?

Điều 616, khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người có quyền quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

“Người có quyền quản lý di sản để thực hiện việc thờ cúng do người để lại di chúc chỉ định. Trường hợp nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.”

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

1.3 Trường hợp không được dành một phần di sản để thờ cúng?

Người để lại di sản được quyền dành một phần trong khối tài sản để dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người có di sản thừa kế cũng được dành tài sản để thờ cúng. Cụ thể, khi toàn bộ di sản của người đó không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của họ thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng

(Căn cứ tại khoản 2 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015).

1.4 Có được chia thừa kế phần di sản dùng để thờ cúng hay không?

Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rất rõ: trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế.

2. Lời khuyên pháp lý

Do ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, thờ cúng ông bà, tổ tiên trở thành một tập quán, nếp sống văn hoá lâu đời của cha ông ta. Pháp luật tôn trọng và bảo hộ truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần di sản dùng vào mục đích này. Tuy nhiên, cần lưu ý việc để lại di sản thờ cúng chỉ được thực thi khi (1) người để lại di sản di chúc hợp pháp, trong đó có ghi nhận nội dung về di sản thờ cúng (xem thêm về di chúc hợp pháp TẠI ĐÂY); (2) người để lại di sản không còn nghĩa vụ tài sản (nếu có).

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng mà Hãng luật MIBI khái quát cho Quý bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc cần sự trợ giúp, hãy liên hệ TẠI ĐÂY để được Chúng tôi tư vấn và đồng hành.

Bài viết bởi Nhân viên tư vấn Cù Thị Thanh Huyền – Hãng luật MIBI

Tham khảo các bài viết chủ đề Thừa kế TẠI ĐÂY.

Tham khảo một số bài viết cùng tác giả:

Có được đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha trong trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn và người cha đã chết không?

02 bước thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế đối với người đang chấp hành án phạt tù

Tội cố ý gây thương tích – nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% mà không có yêu cầu của bị hại thì có bị khởi tố không?

Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không?

Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không?

Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không? Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không?

Có thể để lại toàn bộ di sản cho người khác mà không để lại cho vợ con không?