Lưu ý khi mua ô tô là di sản thừa kế

Lưu ý khi mua ô tô là di sản thừa kế

Liên quan đến việc mua bán ô tô là di sản thừa kế, anh Q. tại Hai Bà Trưng, Hà Nội liên hệ nhờ Hãng luật MIBI tư vấn:

Tôi được biết chị T. ở gần nhà đang rao bán 01 chiếc xe ô tô đứng tên anh H là chồng chị T, do anh H mua sau khi hai vợ chồng kết hôn. Hiện nay anh H đã chết (năm 2023), anh chị có 03 con chung, lần lượt sinh năm 2008, 2013 và 2020.

Nếu tôi mua chiếc ô tô này thì có vướng mắc gì không? Quá trình mua bán có cần lưu ý gì không?

Dưới đây, Hãng luật MIBI sẽ giải đáp câu hỏi của anh Q.

(more…)

Xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết – khó khăn đặc biệt trong thủ tục về thừa kế

Xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết – khó khăn đặc biệt trong thủ tục về thừa kế

Xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết là một khái niệm còn mới lạ đối với người dân. Chỉ khi xảy ra sự kiện pháp lý và cần thực hiện thủ tục liên quan như khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, giao dịch chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà đất v.v… thì người dân mới biết đến khái niệm này. Trên thực tế, đây là thủ tục gặp khá nhiều vướng mắc khi thực hiện cũng như gây nhiều tranh cãi, bởi vì có nhiều quan điểm khác nhau đến từ chính cán bộ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đến từ Luật sư, Công chứng viên và người dân.

Bài viết dưới đây của Hãng luật MIBI sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý và hiểu biết thực tế về vấn đề này để Quý bạn đọc tham khảo, ứng dụng.

(more…)

Hạn chế phân chia di sản thừa kế nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người ở lại

Hạn chế phân chia di sản thừa kế nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người ở lại

Phân chia di sản thừa kế có thể thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật đã có quy định để hạn chế phân chia di sản thừa kế nếu việc phân chia di sản đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ/ chồng của người để lại di sản.

Vậy như thế nào là ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ/ chồng của người để lại di sản và trong những trường hợp như vậy, pháp luận sẽ có quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người ở lại?

Dưới đây, Hãng luật MIBI sẽ giải đáp cho Quý bạn đọc. (more…)

05 bước thực hiện khai nhận di sản thừa kế

05 bước thực hiện khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật. Vậy quyền yêu cầu khai nhận di sản thuộc về ai? Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Dưới đây, Hãng luật MIBI sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho Quý bạn đọc về nội dung này. (more…)

05 trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế

05 trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế

Pháp luật về thừa kế quy định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng thừa kế đối với phần di sản mà người chết để lại.

Dưới đây, Hãng luật MIBI sẽ cung cấp thông tin cho Quý bạn đọc về nội dung này.

(more…)

Để khai nhận thừa kế cần những giấy tờ gì?

Để khai nhận thừa kế cần những giấy tờ gì?

Anh Phạm Văn V ở Bắc Giang liên hệ tới Hãng luật MIBI đề nghị tư vấn việc chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế như sau:

Ông bà nội tôi mất không để lại di chúc (ông mất năm 2019, bà mất năm 2021). Bố tôi mất trước ông bà (năm 2005), tôi có một chú ruột (còn sống) và một cô ruột (cô vừa mất năm 2023). Hiện tại, tôi và chú tôi muốn thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế thửa đất mà ông bà tôi để lại. Vậy nhờ luật sư tư vấn tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hãng luật MIBI xin tư vấn cho anh V như sau:

1. Xác định những người thừa kế

Trước khi xác định được cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì, gia đình anh cần xác định rõ những ai là người được hưởng thừa kế đối với di sản của ông bà anh.

Trong câu hỏi của anh, anh chưa cung cấp thông tin cụ thể về người cô của anh có chồng, con hay không; cô và chồng cô có ly hôn trước khi cô mất không; ông, bà anh có con nuôi ngoài con đẻ hay không nên Hãng luật MIBI tạm đặt giả thiết rằng: Người cô của anh có chồng, con còn sống tại thời điểm cô mất; cô & chồng kết hôn và vẫn duy trì quan hệ vợ chồng hợp pháp đến thời điểm cô mất; chồng cô không tái giá lấy ai khác sau khi cô mất; ông bà anh không có con nuôi, chỉ có 03 con đẻ là bố anh, chú anh và cô anh

Từ đó, chúng tôi xác định những người thừa kế của ông, bà anh gồm:

(1) Anh và các anh/chị/em ruột của anh (nếu có) – là những người được hưởng thừa kế thế vị.

(2) Chú ruột của anh.

(3) Chồng, con của cô anh – là những người thừa kế của cô anh (sẽ được thừa kế kỷ phần mà cô anh được chia từ di sản của ông, bà anh).

(4) Các cụ (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của ông, bà anh – nếu họ còn sống ở thời điểm ông, bà anh mất). Trường hợp này hiếm gặp – song có thể xảy ra.

2. Lập danh mục hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

Sau khi xác định được những người thừa kế, anh cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:

Nhóm 1: Giấy tờ liên quan đến người đã chết

– Giấy chứng tử/ Giấy xác nhận mộ phần của ông, bà anh;

– Giấy chứng tử/ Giấy xác nhận mộ phần của các cụ anh (nếu có);

– Giấy chứng tử/ Giấy xác nhận mộ phần của bố anh;

– Giấy chứng tử/ Giấy xác nhận mộ phần của cô anh;

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp giữa ông & bà anh (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy tờ khác chứng minh như: Sơ yếu lý lịch Đảng viên, Giấy mua bán đất có xác nhận của UBND xã, phường …);

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp giữa cô anh & chồng (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/ (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy tờ khác chứng minh như: Sơ yếu lý lịch Đảng viên, …).

Trường hợp, gia đình không cung cấp được giấy tờ chứng minh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp, cần có công văn xác minh tình trạng hôn nhân do CCV thuộc VPCC đang thụ lý vụ việc gửi đến UBND phường/xã nơi cư trú cuối cùng trước khi chết.

Nhóm 2: Giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất (sổ đỏ) mà ông bà để lại;

– Giấy tờ chứng minh đã nộp đủ thuế, phí liên quan đến bất động sản (để xin cấp sổ đỏ đứng tên những người thừa kế).

Nhóm 3: Giấy tờ nhân thân của những người thừa kế (còn sống)

– CMCD/CCCD/hộ chiếu của chú anh; anh và các anh/chị/em ruột của anh; của chồng, con của cô anh;

– Giấy khai sinh của chú anh; anh và các anh/chị/em ruột của anh; của con của cô anh.

Nhóm 4: Giấy tờ khác

– Giấy/ Hợp đồng ủy quyền (trong trường hợp có ủy quyền thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế);

– Sơ yếu lý lịch Đảng/ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền (để chứng minh mối quan hệ với người để lại di sản/ người thừa kế đã chết;

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có người thừa kế không nhận di sản thừa kế).

– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức có thẩm quyền.

3. Lời khuyên pháp lý khi khai nhận thừa kế

3.1. Thực trạng về việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế

Thực tế trong quá trình tư vấn, đồng hành cùng các gia đình trong các vụ việc khai nhận di sản thừa kế, Hãng luật MIBI nhận thấy việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế thường gặp nhiều khó khăn, bởi các nguyên nhân sau:

(1) Thực trạng lưu giữ hồ sơ của nhiều gia đình không được đầy đủ, đảm bảo, đặc biệt là với người đã mất.

(2) Thông tin về cha, mẹ trên giấy khai sinh của các con không khớp với nhau (đặc biệt là về năm sinh – rất phổ biến với các cô, chú trong độ tuổi 50 – 60 tuổi trở lên).

Từ thực tế này, Hãng luật MIBI đã phải thực hiện các thủ tục không phổ biến như Xin lại giấy khai sinh cho người đã chết, Xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết, Xác nhận mộ phần,…

3.2 Lưu ý của Hãng luật MIBI

Vì vậy, để giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, Hãng luật MIBI lưu ý tới Quý độc giả:

(1) Quan tâm, chú trọng việc lưu giữ hồ sơ nhân thân trong gia đình, bao gồm: giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, CCCD, hộ chiếu) của từng thành viên; sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy chứng tử, quyết định/bản án ghi nhận việc ly hôn,…

(2) Rà soát lại thông tin trên các giấy tờ, đặc biệt là các thông tin dễ sai lệch như năm sinh, tuổi của cha mẹ trên giấy khai sinh của các con.

Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu, vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY để được Hãng luật MIBI đồng hành, hỗ trợ.

Bài viết bởi Luật sư Nguyễn Thị Linh Chi – Hãng luật MIBI

Tham khảo các bài viết cùng chủ đề TẠI ĐÂY.

Tham khảo một số bài viết cùng tác giả:

Có phải tất cả các tranh chấp đất đai đều cần hòa giải trước khi khởi kiện?

Tin nhắn Zalo có được coi là “chứng cứ” trong Tố tụng dân sự?

03 lưu ý khi soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo để không bị “trả về”