Liên quan đến việc áp dụng Án lệ số 05/2016/AL khi giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hãng luật MIBI nhận được tình huống của chị Nguyễn Thanh P ở thành phố Bắc Giang.

Tại bài viết này, Hãng luật MIBI xin giới thiệu Án lệ số 05/2016/AL – căn cứ áp dụng giải quyết trong tình huống của chị P về việc tranh chấp di sản thừa kế.

1. Tình huống pháp lý

Ông bà nội tôi có 3 người con là bố tôi và hai người cô. Hiện tại, tôi và hai người cô có xảy ra tranh chấp tài sản là một căn biệt thự. Đây là di sản thừa kế do ông bà nội tôi để lại sau khi qua đời năm 1961 và không có di chúc. Tôi đã sống tại căn biệt thự này từ nhỏ đến nay, đã sửa chữa (tôn tạo) nhà nhiều lần. Năm 1978 bố tôi xuất cảnh sang Mỹ, mẹ tôi mất năm 1980. Tháng 6 năm 2024, do bị thiếu tiền trả nợ, hai người cô tôi từ Canada trở về đòi chia căn biệt thự này. Ngoài ra, các cô cũng đã thuyết phục bố tôi cùng chia di sản trên.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp tôi không đồng ý chia thừa kế vì đã hết thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế, khi hai người cô đi khởi kiện đòi lại di sản trên có được Tòa án chấp nhận không? Tòa án có xem xét chia di sản trên cho tôi không?

Áp dụng Án lệ số 05/2016/AL: Công sức quản lý và sửa chữa di sản thừa kế có được Tòa án công nhận trong trường hợp chia tài sản chung không?

Áp dụng Án lệ số 05/2016/AL: Công sức quản lý và sửa chữa di sản thừa kế có được Tòa án công nhận trong trường hợp chia tài sản chung không? (Nguồn ảnh: Internet)

2. Áp dụng Án lệ 05/2016/AL để giải quyết tình huống

Dựa trên cơ sở dữ liệu chị P cung cấp, nhận thấy vụ việc này có nhiều điểm tương đồng với các tình tiết tại Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” (“Quyết định số 39/2014/DS-GĐT”).

Theo đó, nếu vụ việc của chị P thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Người quản lý di sản tuy không phải hàng thừa kế thứ nhất nhưng có công sức tôn tạo;
  • Các hàng thừa kế khác đều thừa nhận di sản là tài sản chung chưa chia và có yêu cầu chia di sản thừa kế.

Thì có thể được Tòa án áp dụng Án lệ số 05/2016/AL liên quan đến vụ án tranh chấp di sản thừa kế (Án lệ số 05/2016/AL) theo Quyết định số 220/QĐ-CA để giải quyết theo hướng: Mặc dù đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế nhưng nếu bố và hai người cô của chị đều nhất trí là tài sản chung chưa chia thì Tòa án có thể chấp nhận đơn khởi kiện theo hướng chia tài sản chung. Đồng thời, chị P cũng có thể được Tòa án xem xét công sức quản lý và tôn tạo di sản trong nhiều năm để chia di sản cho chị.

3. Giới thiệu ngắn gọn Án lệ số 05/2016/AL

Nội dung Án lệ số 05/2016/AL: Án lệ số 05/2016/AL Án lệ số 05/2016/AL Án lệ số 05/2016/AL

Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.

Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế.

Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.”

Án lệ số 05/2016/AL công nhận: Tòa án phải xem xét về công sức quản lý và tôn tạo di sản để giải quyết triệt để yêu cầu của người quản lý và tôn tạo di sản. Đồng thời, khi có yêu cầu chia di sản thừa kế, Tòa án phải thực hiện việc chia phần di sản (tài sản chung) cho các thừa kế, đây được coi là hợp pháp nếu:

  • Người quản lý di sản tuy không phải hàng thừa kế thứ nhất nhưng có công sức tôn tạo;
  • Các hàng thừa kế khác đều thừa nhận di sản là tài sản chung chưa chia và có yêu cầu chia di sản thừa kế.

Trong trường hợp cần tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Hãng luật MIBI để được đồng hành, hỗ trợ.

Theo dõi Hãng luật MIBI trên Fanpage và Youtube để cập nhật các thông tin pháp luật hữu ích khác.

Bài viết bởi Hãng luật MIBI.